Chân răng bị nhiễm trùng sau khi bọc sứ là tình trạng thường gặp ở những ca phục hình không đúng kỹ thuật. Chân răng nhiễm trùng gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, nếu không điều trị kịp thời có thể làm cho cùi răng bị lung lay, gãy rụng.
Vì sao chân răng bị nhiễm trùng sau bọc sứ?
Chân răng bị nhiễm trùng là bệnh lý nhiều người gặp phải sau khi bọc răng sứ thẩm mỹ. Phần lớn các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:
- Do sự sai sót của bác sĩ trong khâu kiểm tra và điều trị bệnh lý răng miệng trước khi tiến hành bọc sứ. Ngoài ra, khi mài răng, nếu bác sĩ không cẩn thận có thể xâm lấn đến vùng nướu lợi của răng. Khi chụp mão sứ lên trên, răng sứ xâm phạm vào phần lợi gây nên tình trạng nhiễm trùng.
Chân răng nhiễm trùng do vệ sinh răng miệng kém* |
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách làm vi khuẩn tích tụ nhiều, là môi trường thuận lợi để chúng gây nên bệnh lý răng miệng như viêm lợi, chân răng bị nhiễm trùng, đau nhức kéo dài,…
- Răng sứ không được chế tạo đúng kỹ thuật, sai kích thước, khi lắp mão sứ vào cùi răng không khớp, gây cộm cấn, khó chịu. Thức ăn sẽ mắc vào kẽ răng gây viêm.
- Cơ địa của người bệnh bị dị ứng với các thành phần chế tạo nên mão sứ.
- Do sau khi gắn răng sứ xong, bác sĩ không xử lý hết được phần keo dán răng sứ chuyên dụng, mà chúng tôi hay gọi là xi măng dán sứ. Lâu dần phần keo dán này sẽ tạo thành mảng bám, gây kích ứng và viêm phần lợi.
Xử lý chân răng bị nhiễm trùng khi bọc sứ
Tùy vào từng nguyên nhân khiến chân răng bị nhiễm trùng mà bác sĩ sẽ áp dụng giải pháp khắc phục phù hợp:
- Nếu do vệ sinh răng miệng kém, sau khi điều trị nhiễm trùng chân răng sẽ hướng dẫn cho bạn cách vệ sinh đúng cách, Sử dụng bàn chải mềm chải răng sau mỗi bữa ăn. Đồng thời, với việc chải răng thì nên kết hợp súc miệng bằng các dung dịch sát khuẩn. Nếu trường hợp có thức ăn dắt ở kẽ răng, thì nên sử dụng chỉ nha khoa để lấy chúng ra.
Khắc phục chân răng nhiễm trùng hiệu quả tại nha khoa* |
- Nếu do mài cùi răng xâm lấn quá mức, tiến hành cắt lợi hoặc phẫu thuật ghép lợi rồi bọc lại răng sứ mới. Cắt lợi được chỉ định khi viêm nhiễm kéo dài, xương ổ răng đã bị tiêu. Sau khi làm sạch ổ viêm sẽ cắt phần lợi này đi để mão sứ chụp lên vừa khít.
- Răng sứ chế tạo không đúng kỹ thuật sẽ được điều chỉnh lại. Nếu không thể điều chỉnh buộc phải làm lại răng sứ mới.
- Khi xi măng bị sót, dùng dụng cụ siêu âm lấy sạch phần keo dính này ra ngoài. Sau khi lấy hết keo dính, nếu có khoảng trống giữa cùi răng và mão sứ thì sẽ tiến hành xử lý cho sát khít với nhau.
Chân răng bị nhiễm trùng khi bọc sứ là trường hợp nguy hiểm, cần được điều trị sớm để ngăn chặn những biến chứng. Để bọc răng sứ an toàn, bạn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín và chất lượng.
Ngavvt