Kỹ thuật cấy ghép xương hàm thường được chỉ định khi mật độ xương hàm của khách hàng không đủ để cấy ghép implant. Kỹ thuật này sẽ bổ sung thêm xương vào vị trí bị tiêu xương, giúp làm ổn định cấu trúc hàm, tăng khả năng thành công khi cấy implant. 

Cấy ghép implant hiện nay đang rất phổ biến, hầu hết những trường hợp mất răng đều được khuyến khích nên chọn implant thay vì hàm giả tháo lắp hay cầu răng sứ truyền thống. Bởi vì răng implant có thể duy trì lâu dài, ổn định ăn nhai và thẩm mỹ, bảo vệ được xương hàm. 

Kỹ thuật cấy ghép xương hàm-1
Ghép xương hàm trong cấy ghép implant*

Vì sao cần phải cấy ghép xương hàm?

Ghép xương răng được coi là một trong những kỹ thuật hỗ trợ giữ vững trụ implant. Đồng thời, kỹ thuật cấy ghép xương hàm cũng thúc đẩy xương hàm tái tạo lại xương mới trong trường hợp xương bị mỏng hay bị tiêu, bằng cách thêm  một lượng xương phù hợp vào vị trí xương bị khuyết.

Sau khi bị mất răng lâu ngày, một số trường hợp xương ổ răng sẽ bị tiêu biến dần do bị tác động bởi hoạt động ăn nhai khiến các màng xương và xương hàm bị mỏng dần. Đối với một số người có bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu,...cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng tiêu xương. 

Thậm chí, những người sử dụng hàm giả tháo lắp hay cầu răng sứ trong một thời gian dài cũng đều được bác sĩ chỉ định ghép xương trước khi cấy implant. 

Kỹ thuật cấy ghép xương hàm-2
Xương hàm bị tiêu đi khi mất răng lâu ngày*

Khi nào cần ghép xương hàm?

Ghép xương răng được thực hiện khi xương hàm của bệnh nhân không đủ số lượng, mật độ, thể tích,… các điều kiện đảm bảo để trụ Implant có thể đứng vững. Cụ thể các trường hợp sau sẽ thực hiện kỹ thuật cấy ghép xương hàm:

- Xương ổ răng bị tiêu do mất răng lâu năm. Khi bị tiêu đi, ổ răng bị thu hẹp cả chiều ngang lẫn chiều cao nên khi đặt trụ implant sẽ không còn chỗ đứng.

- Mang hàm giả lâu năm làm xương hàm bị tiêu. 

- Xương hàm bị di chứng hoặc chấn thương do phẫu thuật hàm mặt trước đó.

- Xương hàm quá mỏng, mềm hoặc yếu. 

- Do bệnh lý răng miệng. 

Kỹ thuật cấy ghép xương hàm thế nào?

Hiện nay, kỹ thuật cấy ghép xương hàm có 4 loại cơ bản, tùy thuộc vào từng tình trạng tiêu xương hàm mà bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp phù hợp nhất:

Ghép xương tổng hợp

Vật liệu ghép xương răng phương pháp này là vật liệu tổng hợp. Vật liệu xương này sẽ được tổng hợp với thành phần chính là Calcium Phosphate, gần giống với xương tự nhiên với 2 loại xương chính là xương tự tiêu và xương không tự tiêu.

Ghép xương dị chủng

Ghép xương dị chủng, dị tức là khác và chủng tức là thể loại. Như vậy có nghĩa là sử dụng xương khác loài tức là xương của động vật chứ không phải xương của con người. 

Trước khi tiến hành cấy ghép, xương động vật sẽ được kiểm tra tổng thể về tất cả mọi mặt qua một hệ thống kiểm tra nghiêm ngặt, đảm bảo vật liệu ghép vô trùng và tương thích an toàn với xương của bệnh nhân.

Kỹ thuật cấy ghép xương hàm-3

Ghép xương đồng chủng

Phương pháp này có nhiều điểm tương đồng so với phương pháp ghép xương tự thân. Điểm khác biệt rõ rệt nhất là ghép xương đồng chủng lấy xương từ cơ thể của người khác. Trước khi phần xương được đưa vào ghép thì bác sĩ kiểm tra độ tương thích, khử trùng. 

Ghép xương tự thân

Là phương pháp khá đơn giản và ít tốn kém nhất vì phần xương được sử dụng để hỗ trợ nâng xoang được lấy từ một vài bộ phận khác trên cơ thể của chính bệnh nhân. Một vài vị trí xương thường được sử dụng để ghép là xương chậu, xương sườn,…

Đây cũng là phương pháp phổ biến nhất và có độ thành công cao nhất. Trong nha khoa, ghép xương tự thân là tiêu chuẩn vàng trong kỹ thuật cấy ghép xương hàm.

Việc cấy ghép xương hàm là điều bắt buộc trong cấy ghép implant nếu xương hàm không đủ tiêu chuẩn. Xương hàm đủ sẽ giúp nâng đỡ trụ răng tốt hơn, duy trì răng vĩnh viễn trên cung hàm mà không lo lắng bị lung lay hay rơi rớt. Nếu muốn tìm hiểu thêm, hãy đến nha khoa uy tín để bác sĩ tư vấn.

 
Top