Tôi ở nội thành Hà Nội. Hiện tại tôi có nhu cầu niềng răng cửa bị mọc lệch cho cháu ở nhà mà chưa biết tìm lựa chọn địa điểm niềng răng ở đâu Hà Nội. Nhiều địa chỉ nha khoa quá, không biết nơi nào tin tưởng. Mong bác sĩ tư vấn. Cảm ơn bác sĩ!

Niềng răng mặt trong các thông tin cần biết

Niềng răng mặt trong là phương pháp niềng răng có chức năng kéo đẩy răng tương tự như các loại mắc cài truyền thống tuy nhiên khác biệt ở chỗ phần mắc cài nằm ở mặt trong của răng, do đó, khi một người đeo mắc cài mặt trong thì người khác sẽ không nhìn thấy và sẽ không có cảm giác e ngại.


Niềng răng mặt trong được cho là một phương án niềng răng thẩm mỹ hiệu quả, vì “không ai biết bạn đang niềng răng trừ chính bản thân bạn”, tuy nhiên thực tế liệu trình điều trị này cũng ẩn chứa khá nhiều phiền phức và rủi ro.

Niềng răng trong suốt và niềng răng mặt trong hiện nay là 2 phương pháp niềng răng được nhiều người đánh giá cao về hiệu quả, tính thẩm mỹ. Trong đó, niềng răng mặt trong về bản chất vẫn là chỉ sử dụng các khí cụ mắc cài, dây cung tương tự với mắc cài kim loại.

Quy trình niềng răng mặt trong diễn ra như thế nào?

Thăm khám và tư vấn: Cũng như niềng răng mặt ngoài, trước khi bắt đầu niềng răng mặt trong, bệnh nhân được bác sĩ thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng, chụp Xquang và tư vấn về hướng điều trị hợp lý cho bệnh nhân.

Lấy dấu hàm và lên phác đồ điều trị: Bệnh nhân được lấy dấu hàm bằng mẫu thạch cao, sau đó tất cả thông số được đưa lên phần mềm phân tích chỉnh nha và mô phỏng 3D hỗ trợ bác sĩ lên phác đồ điều trị chính xác. Việc lên phác đồ diễn ra nhanh chóng và chỉ sau 7 ngày bạn sẽ được xem trước kết quả chỉnh nha.

Thiết kế mắc cài niềng răng: Tiếp theo quy trình niềng răng mặt trong, dựa vào kết quả phân tích, bác sĩ order mắc cài niềng răng cho bệnh nhân, thường thì loại mắc cài được sử dụng để cho hiệu quả cao là mắc cài kim loại tự buộc.


Gắn mắc cài: Việc gắn mắc cài ở mặt trong của răng không hề đơn giản như mặt ngoài. Bởi vậy quá trình này có thể kéo dài vài tiếng đồng hồ là bình thường. Đồng thời đòi hỏi bác sĩ phải có kinh nghiệm, tay nghề cao mới thực hiện được.

Tái khám, theo dõi chỉnh nha: Theo định kỳ khoảng 3-4 tuần/lần, bệnh nhân tái khám để bác sĩ theo dõi và điều chỉnh lựa kéo phù hợp. Cho đến khi răng được điều chỉnh đều trên cung hàm, khớp cắn chuẩn.

Sau khi tháo mắc cài niềng răng. Bước cuối cùng trong quy trình niềng răng mặt trong là dùng hàm duy trì để ổn định, tránh răng bị tái xô lệch. Sau 1 thời gian nhất định, bạn sẽ được tháo hàm duy trì và hoàn thành quá trình niềng răng.
 
Top